Vaccine từ hãng AstraZeneneca, Johnson & Johnson, và vaccine của Nga chống virus corona chủng mới bằng một virus khác, khiến giới khoa học quan ngại rằng các vaccine này có thể mất khả năng nếu cần phải chủng ngừa hàng năm để chống lại biến thể mới của COVID.Các liều vaccine vector virus sử dụng virus đã được điều chỉnh vô hại làm công cụ để chuyển thông tin di truyền giúp cơ thể con người tạo ra miễn nhiễm chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.
Một số nhà phát triển vaccine của Trung Quốc cũng dùng phương pháp này.Tuy nhiên, có một rủi ro là cơ thể con người cũng phát triển miễn nhiễm chống lại vector, nhận dạng vector như một vật thể ‘ngoại xâm’ và tìm cách hủy diệt vector.Hầu hết các công ty sản xuất vaccine vector chọn dùng một virus adeno, một loại virus vô hại thuộc dòng gây cảm cúm thông thường.“Kinh nghiệm với virus adeno trong nhiều năm cho thấy vector có thể bị hệ thống miễn nhiễm nghênh cản sau nhiều lần tiêm,” ông Bodo PLachter, phó giám đốc Viện Virus học tại Đại học Mainz, nói.Khả năng này đặt vaccine vector vào tình trạng bất lợi so với vaccine mRNA của Pfizer và Moderna, hay các vaccine dùng virus corona hết hoạt động như vaccine của Sinovac hay dùng protein gai trên bề mặt của virus corona như vaccine của Novavax.Miễn nhiễm vector không phải là một vấn đề mới nhưng được đặc biệt chú ý trong lúc các hãng dược dự đoán có thể cần phải tiêm chủng COVID thường kỳ, giống như chích ngừa cúm hàng năm, để chống lại biến thể của COVID.
Kính mời quý khán giả đón xem đài truyền hình IBC TV:
– Trên băng tần 57.19 & 18.12 tại miền Nam California
– Trên băng tần 16.12 tại miền Bắc California
– Trên hệ thống vệ tinh Galaxy 19 tại các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada
– IBC TV cũng đồng hành với quý vị mọi lúc mọi nơi trên thế giới qua iphone, Ipad, hoặc các loại smartphone, và Online TV tại www.ibctv.us
* IBC trực tiếp toàn cầu: https://ibctv.us/
* Pháp Âm