Bầu trời đột ngột tối sầm ở phía trên trang trại rộng 10 mẫu của Michael Gatiba tọa lạc tại quận Nakuru, Kenya và ông sững sờ khi trông thấy sự xuất hiện của hàng triệu con châu chấu, được gọi là loài cào cào vùng sa mạc. Gatiba, 45 tuổi ví sự xuất hiện dầy đặc của đàn châu chấu như một cơn bão, một cơn mưa đá, bao phủ bầu trời ngay cả khi không có mặt trời. Ba tháng trước, các mẫu vườn của ông cũng bị châu chắu tấn công nhưng chỉ gây thiệt hại không đáng kể. Nay thì ông lo rằng dịch châu chấu lan tràn khắp châu Phi, Trung Đông và Châu Á hai năm qua sẽ quay trở lại tàn phá cánh đồng trồng bắp và đậu của ông. Theo các chuyên viên nông nghiệp thì giặc châu chấu sẽ tàn phá ruộng đồng, làm mùa màng thất bát và nguy cơ khiến hàng triệu người ở 23 quốc gia khắp thế giới bị đói vào cuối năm nay.
Mặc dù tuổi thọ của loài châu chấu chỉ kéo dài 3 tháng, nhưng dân số có thể tăng gấp đôi, trở thành khổng lồ tàn phá thảm thực vật, đặc biệt tại Kenya, Ethiopia, Somalia Djibouti, và Sudan. Theo Melissa Williams, chuyên viên của Ngân hàng Thế giới, thì loài côn trùng này có thể di chuyển đến Tây Phi, đe dọa một số quốc gia nghèo nhất thế giới. Còn theo Cyril Ferrand, chuyên viên của Tổ chức Lương Nông thế giới ở Đông Phi thì khoảng 450 tỷ côn trùng đã bị giết hồi đầu năm để ngăn chặn sự thiệt hại của 1,1 triệu mẫu Anh. Williams cũng nói rằng vì hai cơn bão đổ bộ Ấn Độ Dương tạo ra thảm thực vật tươi tốt nhưng cũng đồng thời làm phát triển loài côn trùng tấn công, phá hoại mùa màng. Các công ty tư nhân và các tổ chức quốc tế kể cả Ngân hàng Thế giới đã viện trợ 500 triệu Mỹ kim áp dụng thí điểm các giải pháp công nghệ để phản ứng tốt hơn trước nguy cơ bùng phát loài châu châu trong tương lai.
Kính mời quý khán giả đón xem đài truyền hình IBC TV:
– Trên băng tần 14.7 & 18.12 tại miền Nam California
– Trên băng tần 16.12 tại miền Bắc California
– Trên hệ thống vệ tinh Galaxy 19 tại các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada
* IBC trực tiếp toàn cầu: https://ibctv.us/
* Pháp Âm