Một thập kỷ sau khi NASA phóng một hỏa tiễn đụng vào cực nam của mặt trăng, văng ra các mảnh vụn cho thấy trữ lượng băng khổng lồ bên dưới bề mặt mặt trăng cằn cỗi, cơ quan vũ trụ này hiện đang chạy đua để khai thác nước mặt trăng, mà dự án ít được nhớ đến của họ đã gát qua một bên.
Nhiệm vụ được gọi tên là LCROSS đã được thực hiện vội vàng 10 năm trước vào thứ Tư (ngày 9 tháng 10) trong một vũ điệu quỹ đạo phức tạp của hai phi thuyền “tự sát” và một bản đồ vệ tinh. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong việc phát hiện ra một nguồn tài nguyên tự nhiên trên mặt trăng, có thể là chìa khóa cho các kế hoạch của NASA về việc thám hiểm mặt trăng, thăm Sao Hỏa và xa hơn nữa.
Cơ quan này hiện có cơ hội tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiên phong, sau khi Phó Tổng thống Mike Pence hồi tháng 3 ra lệnh cho NASA thả người xuống bề mặt mặt trăng vào năm 2024, đẩy nhanh mục tiêu xâm chiếm mặt trăng làm địa điểm cho nhiệm vụ bay lên Sao Hỏa.
Theo NASA, mặt trăng chứa hàng tỷ tấn nước đá, mặc dù số lượng chính xác và liệu số nước này có tồn tại trong những khối băng lớn hay nằm lẫn với đất mặt trăng vẫn chưa được biết. Để tìm hiểu trước khi các phi hành gia đến mặt trăng, NASA đang hợp tác với một số công ty để đưa những rover thám hiểm lên mặt trăng vào năm 2022.
Thay vì vận tải các nhiên liệu từ Trái đất với chi phí rất tốn kém, các nhà khoa học cho biết nước mặt trăng có thể được chiết xuất thành hai thành phần chính là hydro và oxy, có khả năng biến mặt trăng thành kho nhiên liệu cho các nhiệm vụ nghiên cứu các phần sâu hơn của hệ mặt trời.