Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của trường đại học Stanford cho thấy người tuổi teen hút thuốc lá điện tử có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao gấp 7 lần so với người không sử dụng. Trước mùa đại dịch, các bác sĩ chuyên khoa phổi, nhi khoa và các bậc cha mẹ bận rộn chống chọi với cuộc khủng hoảng sức khỏe ở trẻ vị thành niên hút thuốc lá điện tử. Năm rồi, hơn năm triệu học sinh trung học Hoa Kỳ thú nhận đã sử dụng thuốc lá điện tử, hít hơi nước trái cây chứa đầy nicotine mà không cảm nhận được tác hại lâu dài. Hôm thứ Ba, các nhà nghiên cứu của trường Y khoa Stanford công bố kết quả một cuộc nghiên cứu mang lại nỗi sợ hãi cho các bậc cha mẹ và các thầy thuốc khắp Hoa Kỳ. Trong số thanh thiếu niên đã được thử nghiệm, người sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn từ 5 đến 7 lần so với người không sử dụng.
Cuộc nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát 4.351 người trong độ tuổi từ 13 đến 24 tuổi cư ngụ tại 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy, người trẻ từng sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao gấp 5 lần so với người khác. Các chuyên viên y tế cho rằng thuốc lá điện tử làm hại phổi và hệ thống miễn dịch, khiến người tiếp xúc với Covid-19 khó chống lại virus gây bệnh. Bác sĩ Halpern-Felsher nói rằng thuốc lá điện tử có thể phóng ra các hạt nước chứa Covid-19, sau đó lây sang người khác khi họ hít vào phổi. Các nhà nghiên cứu hy vọng khám phá trên sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thắt chặt các quy định sử dụng thuốc lá điện tử, tránh nguy cơ sức khỏe cộng đồng. Theo bác sĩ Jonathan Winickoff, giáo sư nhi khoa tại Trường Y Harvard và Bệnh viện Mass General thì việc kiểm soát và hạn chế người trẻ hút thuốc lá điện tử cũng đồng thời là biện pháp hạn chế sự lan tràn đại dịch Covid-19.
Kính mời quý khán giả đón xem đài truyền hình IBC TV:
– Trên băng tần 14.7 & 18.12 tại miền Nam California
– Trên băng tần 16.12 tại miền Bắc California
– Trên hệ thống vệ tinh Galaxy 19 tại các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada
* IBC trực tiếp toàn cầu: https://ibctv.us/
* Pháp Âm