Haiti yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc bảo vệ các địa điểm trọng yếu của quốc gia

0
20

Chính phủ Haiti đã chính thức yêu cầu lực lượng Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc trợ giúp việc bảo vệ các địa điểm trọng yếu của quốc gia như phi trường và cảng sau vụ tổng thống Haiti Jovenel Moise bị một nhóm lính đánh thuê ám sát. Vụ ám sát ông Moise rạng sáng thứ Tư tại nhà riêng ở Port-au-Prince đã đẩy Haiti lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị có thể khiến nạn đói, bạo lực băng đảng và đại dịch Covid-19 đang bùng phát ngày càng gia tăng.

Thế giớiPhân tíchThứ bảy, 10/7/2021, 00:00 (GMT+7) Thế giới chật vật tìm giải pháp cho Haiti Những lần can thiệp quân sự vào Haiti trước đây không giải quyết được khủng hoảng, buộc quốc tế phải tìm giải pháp mới sau khi Tổng thống Moise bị ám sát.  Khi tổng thống Haiti Jean Vilbrun Guillaume Sam bị ám sát vào năm 1915, Mỹ đã nhanh chóng đưa quân vào quốc gia vùng Caribe này và chiếm đóng trong 19 năm. Đến năm 1994, Mỹ lại đổ quân tới quốc đảo này trong chiến dịch "Duy trì Dân chủ", nhằm khôi phục chức vụ cho một tổng thống bị quân đội Haiti lật đổ.  Sau nhiều lần can thiệp khác của phương Tây, Haiti vẫn là quốc gia nghèo đói nhất Tây Bán cầu, đắm chìm triền miên trong hỗn loạn, bạo lực và thiên tai. Quốc gia bị tàn phá bởi các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và an ninh, trong khi thủ đô Port-au-Prince chứng kiến sự hoành hoành của các băng đảng tội phạm.  Cuộc khủng hoảng ở Haiti có nguy cơ lên đến đỉnh điểm sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát hôm 7/7, để lại khoảng trống quyền lực không thể được giải quyết bằng hiến pháp. Giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần có những giải pháp mới cho khủng hoảng ở nước này.  Cảnh sát Haiti tại Port au Prince ngày 8/7. Ảnh: AFP. Cảnh sát Haiti tại Port au Prince ngày 8/7. Ảnh: AFP.
Thế giớiPhân tíchThứ bảy, 10/7/2021, 00:00 (GMT+7)
Thế giới chật vật tìm giải pháp cho Haiti
Những lần can thiệp quân sự vào Haiti trước đây không giải quyết được khủng hoảng, buộc quốc tế phải tìm giải pháp mới sau khi Tổng thống Moise bị ám sát.
Khi tổng thống Haiti Jean Vilbrun Guillaume Sam bị ám sát vào năm 1915, Mỹ đã nhanh chóng đưa quân vào quốc gia vùng Caribe này và chiếm đóng trong 19 năm. Đến năm 1994, Mỹ lại đổ quân tới quốc đảo này trong chiến dịch “Duy trì Dân chủ”, nhằm khôi phục chức vụ cho một tổng thống bị quân đội Haiti lật đổ.
Sau nhiều lần can thiệp khác của phương Tây, Haiti vẫn là quốc gia nghèo đói nhất Tây Bán cầu, đắm chìm triền miên trong hỗn loạn, bạo lực và thiên tai. Quốc gia bị tàn phá bởi các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và an ninh, trong khi thủ đô Port-au-Prince chứng kiến sự hoành hoành của các băng đảng tội phạm.
Cuộc khủng hoảng ở Haiti có nguy cơ lên đến đỉnh điểm sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát hôm 7/7, để lại khoảng trống quyền lực không thể được giải quyết bằng hiến pháp. Giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần có những giải pháp mới cho khủng hoảng ở nước này.
Cảnh sát Haiti tại Port au Prince ngày 8/7. Ảnh: AFP.
Cảnh sát Haiti tại Port au Prince ngày 8/7. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Mathias Pierre cho biết đã yêu cầu Hoa Kỳ trợ giúp việc bảo vệ an ninh quốc gia trong cuộc trò chuyện giữa thủ tướng lâm thời của Haiti Claude Joseph và ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Tư. Ông Pierre cho hay Haiti cũng đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trợ giúp hôm thứ Năm. Ông Bộ trưởng nói họ tin rằng các cơ sở hạ tầng, cảng, phi trường, nhà máy hạ tầng năng lượng có thể là mục tiêu bị tấn công. Ông này xác nhận rằng Haiti cần sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ trong lĩnh vực kiểm soát đất nước để bảo vệ an ninh trong khi chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp theo kế hoạch vào ngày 26 tháng 9 tới. Hai bức thư đã được chuyển đến văn phòng Liên Hiệp Quốc và toà đại sứ Hoa Kỳ ở Haiti đề nghị điều động quân đội trợ giúp cảnh sát Haiti tái lập an ninh và bảo vệ các địa điểm quan trọng khắp đất nước sau vụ ông Moise bị ám sát. Hoa Kỳ và Colombia đã cho biết sẽ cử các viên chức thực thi pháp luật và tình báo yểm trợ Haiti sau khi một số công dân của họ bị bắt vì tội giết ông Moise. Theo cảnh sát Haiti thì nhóm tay súng thực hiện vụ ám sát là một đơn vị biệt kích gồm 26 lính đánh thuê người Colombia và 2 người Mỹ gốc Haiti được xác định là James Solages, 35 tuổi và Joseph Vincent, 55 tuổi đều đến từ Florida.