Liên Hiệp Quốc: COVID-19, SARS, Ebola không tự động lây sang người

0
34

Trong báo cáo mới công bố của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc và Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế, các chuyên gia cho rằng sự gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là do nhu cầu cao về đạm động vật, hoạt động nông nghiệp không bền vững và biến đổi khí hậu. “Thờ ơ với các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang con người có thể làm 2 triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm”, báo cáo viết. Những dịch bệnh đáng sợ khác từng xảy ra trên thế giới như sốt xuất huyết Ebola, bệnh do virus Tây sông Nile và hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS cũng là những dịch bệnh xuất phát từ động vật sau đó truyền sang con người.

Mẹ con tê giác trắng trong công viên quốc gia Nairobi, sát bên khu đô thị với những tòa nhà chọc trời nơi con người sinh sống - Ảnh: REUTERS
Mẹ con tê giác trắng trong công viên quốc gia Nairobi, sát bên khu đô thị với những tòa nhà chọc trời nơi con người sinh sống – Ảnh: REUTERS

Báo cáo khẳng định mầm bệnh không tự nhiên mà nhảy từ động vật sang con người. Chính sự suy thoái của môi trường tự nhiên như suy thoái đất, săn bắt quá mức động vật hoang dã, khai thác tài nguyên và biến đổi khí hậu đã góp phần dẫn tới điều này vì nó thay đổi cách tương tác giữa động vật với con người.  Bà Inger Andersen – giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, cho biết trong thế kỷ vừa qua, chúng ta đã trải qua ít nhất sáu đợt bùng phát lớn của virus corona. Trong vòng 20 năm qua, trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, các bệnh lây từ động vật sang con người đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 100 tỉ USD. Riêng dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra dự báo sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 9.000 tỉ USD trong vòng 2 năm. Theo bà Andersen, mỗi năm có 2 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tử vong do sự thờ ơ đối với các dịch bệnh đặc hữu lây từ động vật sang con người như bệnh than, bệnh lao bò (xuất hiện chủ yếu ở trâu, bò) và bệnh dại. Đây là những cộng đồng có các vấn đề phát triển phức tạp, phụ thuộc nhiều vào vật nuôi và sống gần gũi với động vật hoang dã. Trong khi đó, trong 50 năm qua, ngành thịt trên toàn cầu đã tăng trưởng 260%. Chúng ta cũng làm nông nghiệp thâm canh, mở rộng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên với cái giá là lấy đi không gian và môi trường hoang dã. Các đập thủy điện, thủy lợi và trang trại, nhà máy liên quan 25% đến các bệnh truyền nhiễm ở người. Du lịch, vận chuyển và chuỗi cung cấp thực phẩm góp phần làm mờ biên giới và khoảng cách trong khi biến đổi khí hậu góp phần lan truyền mầm bệnh. Báo cáo đề nghị một số chiến lược để các chính phủ ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai, như khuyến khích quản lý đất đai bền vững, cải thiện đa dạng sinh học và đầu tư vào nghiên cứu khoa học. Bà Andersen cảnh báo rằng khoa học đã khẳng định rõ ràng là nếu chúng ta tiếp tục khai thác quá mức động vật hoang dã, phá hủy hệ sinh thái thì xu hướng của những bệnh nhảy từ động vật sang người trong những năm tới sẽ ngày càng ổn định.  “Để ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai, chúng ta cần cân nhắc hơn nhiều đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên”, bà Andersen đúc kết.


Kính mời quý khán giả đón xem đài truyền hình IBC TV:

– Trên băng tần 14.7 & 18.12 tại miền Nam California

– Trên băng tần 16.12 tại miền Bắc California

– Trên hệ thống vệ tinh Galaxy 19 tại các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada

* IBC trực tiếp toàn cầu: https://ibctv.us/

* Tâm ca đạo hiếu

* Pháp Âm

* Hoa Sen Việt – Kết nối từ tâm