Tại một phòng thí nghiệm cách Phnom Penh khoảng một giờ lái xe, các nhà nghiên cứu đang mổ xẻ muỗi để lấy nước bọt của chúng, với hy vọng có khả năng giải quyết không chỉ bệnh sốt rét, mà còn cho tất cả các mầm bệnh lây truyền qua muỗi. Nghiên cứu này được dẫn dắt bởi một nhà nghiên cứu lâm sàng của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, cô Jessica Manning, và nhóm của cô ở Cambodia, tất cả đều tin rằng, họ có thể sử dụng các protein nước bọt của muỗi để chế tạo một loại vaccine phổ thông, nếu phát triển tốt, nó có thể bảo vệ mọi người chống lại tất cả các mầm bệnh do côn trùng tiêm vào người như sốt rét, sốt xuất huyết, chikungunya, Zika, sốt vàng da, West Nile, virus Mayaro và bất cứ thứ gì khác có thể xuất hiện. Nghiên cứu này diễn ra vào thời điểm mà nhiều quốc gia đang tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình tìm một loại vaccine giữa đại dịch coronavirus.
Anopheles funestus, a malaria-transmitting mosquito.James Gathany, Dr. Frank Collins, University of Notre Dame, courtesy of CDC
Thử nghiệm cho thấy rằng vaccine dựa trên muỗi Anophele là an toàn và nó đã kích hoạt kháng thể và đáp ứng tế bào. Nghiên cứu của Manning dành riêng cho muỗi, nhưng là một ví dụ về cách các nhà khoa học mở rộng suy nghĩ về cách giải quyết các bệnh truyền nhiễm.
Những gì Manning đang tìm kiếm được gọi là vaccine dựa trên vector. Một vector là sinh vật sống, thí dụ như một con muỗi, truyền một mầm bệnh như sốt rét, giữa người hoặc từ động vật sang người. Tất cả các loại vaccine hiện có đều nhắm đến một mầm bệnh. Manning lại nghiên cứu vector.